Sau một thời gian dài sử dụng, bạn cảm thấy máy tính không còn mượt mà, ngày càng chậm chạm, cảm xúc thật khó chịu khi cần xử lý công việc mà không làm được gì và lúc nào cũng phải chờ đợi. Cảm giác đó thật khó chịu phải không ???
⇒ Máy tính bạn có gặp các trường hợp sau không:
⇒ Khi máy tính khởi động phải chờ một lúc lâu mới vào được Windows.
⇒ Chương trình không chạy hoặc chạy rất chậm khi click vào biểu tượng.
⇒ Máy chạy được một lúc thì có hiện tượng đơ máy hoặc tắt máy tính.
….
Trong bài viết này TIN TIẾN sẽ chỉ ra 6 nguyên nhân dẫn đến máy tính “chậm như rùa”.
1.Máy tính quá cũ

Nguyên nhân đầu tiên, chúng tôi muốn trình bày với các bạn là máy tính mà bạn đang sử dụng quá cũ. Khi máy tính hoạt động trong thời gian dài, các linh kiện xuống cấp dẫn đến hiệu năng giảm đang kể. Kèm theo đó nhu cầu ngày càng tăng thì các phần mềm càng nâng cấp, thêm các tính năng mới để hỗ trợ người dùng dẫn đến khả năng chiếm dụng tài nguyên máy tính cao hơn. Mặc khác, máy tính của bạn thuộc đời
“Tống” thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu này.
2.Ổ cứng bị bad sector/delay sector
Bad sector hay còn được gọi là phân mảnh ổ cứng, tình trạng này thường xảy ra khi ổ cứng quá nóng hay do người sử dụng tắt máy không đúng cách, ổ cứng bị va đập… : ổ cứng gặp phải các tình trạng này dẫn đến khả năng đọc/ghi dữ liệu trở nên khó khăn hay có thể mô tả dữ liệu của bạn là những chiếc xe đang lưu thông nhưng “gặp” bad sector là các “ổ gà” làm cho việc duy chuyển bị chậm, phức tạp hơn thì dữ liệu không thể đi qua được.
3.Nhiệt độ máy quá cao.

Khi máy tính hoạt động thì lượng nhiệt tỏa ra dựa vào các tác vụ của bạn đang thực hiện trên máy. Máy tính không vệ sinh đúng cách, bôi keo tản nhiệt hoặc bộ tản nhiệt hoạt động không đúng công suất và xử lý nhiều tác vụ nặng dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động, giảm tuổi thọ của máy tính hay gây ra các hiện tượng tắt máy đột ngột khi sử dụng.
4.Máy tính bị nhiễm virus và các phần mềm độc hại.

Khi chúng ta truy cập website không an toàn hay tải các phần mềm có chứa virus mà ta không hề hay biết. Sử dụng USB của người khác trong khi không trang bị cho máy tính bất kỳ một công cụ diệt virus nào thì nguy cơ máy tính của bạn nhiễm virus là rất cao.
5. Quá nhiều phần mềm cùng chạy ngầm khi khởi động
Trong quá trình sử dụng, một số phần mềm mà bạn cài đặt sẽ tự động khởi động khi máy tính bật lên.Khi hệ điều hành và các chương trình khác cùng được chạy khi khỏi động máy tính dẫn đến nguồn tài nguyên của máy tính bị chiếm dụng quá nhiều.
6. Máy tính quá nhiều tập tin rác.
Khi bạn lướt web, sử dụng phần mềm hay giải nén một file RAR/ZIP hoặc gỡ bỏ cài đặt phần mềm. Các tập tin tạm sẽ tự động sinh ra, tuy nhiên sau đó chúng vẫn tiếp tục tồn tại ở thư mục tạm của Windows, về lâu dài sẽ chiếm dụng một dung lượng không nhỏ của ổ cứng, làm cho không gian hoạt động của hệ điều hành bị thu hẹp.
Qua đây là những nguyên nhân chính dẫn đến máy tính của bạn ngày càng “ì ạch”.Giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng trên sẽ được chúng tôi chia sẻ ở bài tiếp theo.